Hướng dẫn chi tiết cách đánh bài chắn cho người mới bắt đầu
Chắn là trò chơi được rất nhiều người yêu thích bởi luật chơi dễ hiểu, cách đánh thú vị. Nếu bạn quan tâm đến game bài này thì theo dõi bài viết hướng dẫn cách đánh bài chắn chi tiết của K8Vip đã được chia sẻ dưới đây. Mời bạn tham khảo để dễ áp dụng vào lúc cần chơi!
Tổng quan thông tin về bài chắn
Nguồn gốc của bài Chắn chính là trò Tổ tôm, luật chơi quy định số người chơi tối đa của trò này là 4 người. Bộ bài được sử dụng có đến 100 lá, người chơi cần nhận diện các quân bài dựa vào hình ảnh và chữ viết. Bao gồm các lá Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Chi (chữ viết ở bên phải), còn lại là các lá Vạn, Văn, Sách (chữ viết ở bên trái). Có một mẹo để dễ nhớ các lá bài Chắn được truyền qua câu nói “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng”. Ý chỉ các lá bài vạn được viết bằng ký tự vuông, lá bài văn có ký tự hình chéo, còn lá bài sách thì có ký tự khá lằng ngoằng.
Bài Chắn sử dụng bộ bài có đến 100 lá để đánh
Hướng dẫn chi tiết cách đánh bài chắn dành cho người mới
Để nắm rõ cách đánh bài chắn, bạn cần nhớ số lượng người tham gia, cách chia bài và luật chơi, luật đền của trò này. Cụ thể dưới đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết để bạn hiểu rõ nhất:
1. Số lượng người chơi bài chắn
Một bàn chơi bài chắn sẽ có tối đa 4 người, mỗi người được chia cho 19 lá bài. Số lượng lá bài còn lại sẽ đặt vào trung tâm (chính giữa), gọi là “Nọc” để mọi người rút ở từng vòng chơi.
2. Cách chia bài chắn
Một bộ bài 100 lá sẽ được 2 người cùng nhau chia (2 người chơi không ngồi chéo cánh với người ù ván trước). Mỗi người lấy 1 nửa bộ bài, sau đó rải đều rồi úp mặt thành 5 phần (2 người sẽ chia làm 10 phần). Sau đó lấy 5 phần của người này gộp vào 5 phần của người kia (gộp ngẫu hứng). Lúc này bộ bài 100 lá sẽ thừa 5 lá, người chơi cần đưa cho người thắng ván trước để chọn Nọc.
Người thắng ván trước bỏ 5 lá bài đó vào 1 trong 5 phần bài bất kỳ để phần bài đó trở thành Nọc. Tiếp theo là rút ngẫu nhiên 1 lá bài trong tụ Nọc, chú ý lật ngửa lá đó xong rồi đặt ở 1 trong 4 phần bài còn lại. Phần bài đó sẽ gọi là bài “Cái”, việc bốc cái sẽ xác định được phần bài cho từng người chơi và người đánh bài đầu tiên trong ván chơi.
Cách chia bài chắn cần được thực hiện chính xác
3. Xác định lượt đánh bài chắn
Từ lá bài “Cái” được lật ngửa, mọi người cần xem số trên lá bài là số mấy (chi là 1, nhị là 2, tam là 3,…). Sau đó đếm từ người bốc “Cái” trở đi (theo chiều tay phải trở đi) là 1, 2, 3,… Đếm tới khi số của lá bài “Cái” tới người nào thì người đó được đánh đầu tiên ở ván đó.
4. Cách đánh bài chắn chi tiết
Luật và cách chơi bài chắn đã được chia sẻ rõ ràng dưới đây, người chơi cần nhớ rõ ràng để áp dụng thật chính xác. Cụ thể:
4.1 Dạng bài
- Chắn: Có 2 lá bài giống hệt nhau.
- Cạ: Có 2 lá bài giống nhau về số nhưng khác chất.
- Ba đầu: Có 3 lá bài cùng số nhưng khác chất.
- Què: Ý chỉ những lá bài lẻ, không phải Chắn, Cạ, Ba đầu. Người chơi nên ưu tiên xếp ngoài cùng để chịu trách nhiệm ăn vào hoặc đánh đi để tạo thêm Chắn, Cạ để tròn bài.
4.2 Hành động khi chơi
- Đánh: Lấy ra 1 lá bài trên tay của mình đánh ngửa xuống để cùng bàn nhìn thấy.
- Bốc Nọc: Bốc 1 lá bài trong tụ bài “Nọc”.
- Ăn: Nếu lá bài người chơi khác đánh ra hợp với 1 lá nào đó trên tay mình, có thể tạo ra thành Chắn hoặc Cạ thì bạn được quyền “Ăn” – nhặt lá bài đó để ngửa ở trước lòng, sau đó rút lá bài trên tay đặt ngửa xuống cùng là được. Bên cạnh đó, người chơi vừa bốc Nọc sẽ được quyền ăn lá bài vừa bốc đó. Nếu không ăn được thì hô “Dưới”, người chơi bên phải sẽ được quyền “Ăn”. Nếu người chơi đó không ăn thì họ sẽ tiếp tục bốc Nọc.
- Chíu: Cách ăn bài dành cho người chơi đã có 3 lá bài giống hệt nhau, dưới chiếu lại có 1 lá nữa cũng giống như vậy. Người chơi có thể lựa chọn “Chíu” dù lá đó được bất kỳ người chơi nào Bốc hoặc Đánh.
- Trả Cửa: Khi 1 lá bài được bốc hoặc đánh vào “Cửa” của người chơi nào đó, dù không phải lượt mình, bạn được “Chíu” trước khi họ “Ăn”. Sau đó bạn cần phải “Trả Cửa” bằng cách đánh 1 lá bài thế vào chỗ lá mình vừa “Chíu” để ván bài tiếp tục bình thường.
- Ù: Đây là “đích” đến cuối cùng của bài chắn, “Ù” là khi 19 lá bài của mình (tính cả các lá “Ăn được” hợp với 1 lá vừa bốc từ “Nọc” tạo thành 10 bộ thuộc dạng “Chắn” hoặc “Cạ”). Tối thiểu phải có ít nhất 6 Chắn, trong đó “Chíu” được tính là 2 chắn.
Cách đánh bài chắn chi tiết
4.3 Lỗi phạt có trong bài chắn
- Lỗi ăn treo tranh: Ăn Cạ dù có thể ăn Chắn.
- Chíu được nhưng ăn thường: Có 3 quân giống nhau, bốc được 1 lá giống hệt nhưng người chơi chỉ hạ 1 lá xuống để ăn thường.
- Ăn chọn cạ: Chọn 1 lá bài trong Cạ sẵn có để ăn tiếp Cạ.
- Ăn cạ chuyển chờ: Lấy ra 1 lá bài chờ “Ù” để ăn Cạ.
- Có chắn cấu cạ: Dùng 1 lá trong Chắn sẵn có để ăn Cạ.
- Bỏ chắn ăn chắn: Vòng trước đã bỏ không ăn, vòng này lại tính ăn.
- Bỏ chắn ăn cạ: Lấy 1 lá trong bài mà trước đó đã bỏ ăn Chắn để ăn Cạ.
- Bỏ cạ ăn cạ: Lấy 1 lá trong bài mà đó đã bỏ ăn Cạ để ăn Cạ.
- Bỏ chắn đánh chắn: Đã bỏ không ăn lá bài đó, sau lại đánh đúng lá đó.
- Đánh cạ ăn cạ: Đã đánh cả 1 Cạ đi thì người chơi không được ăn bất kỳ Cạ nào nữa.
- Xé cạ ăn cạ: Đã đánh 1 lá bài đi, sau đó lại dùng lá thuộc hàng đó để ăn Cạ.
- Đánh đôi chắn.
- Đánh 1 lá xong rồi lại ăn đúng lá đó.
- Ăn 1 lá rồi lại đánh đi lá đó.
- Ăn cạ rồi lại ăn chắn cùng một hàng.
- Đánh cạ đi sau khi ăn cạ.
- Ăn cạ xong rồi đánh con cùng hàng.
Có nhiều lỗi phạt trong bài chắn mà người chơi cần chú ý
Trên đây là cách đánh bài chắn chi tiết dành cho người mới bắt đầu mà chúng tôi muốn hướng dẫn. Hy vọng sau khi đọc bạn có thể áp dụng chính xác để yên tâm “nhập chiếu” cùng với bạn bè, người thân… khi có dịp!