Bỏ túi ngay cách đánh Tổ tôm cơ bản nhất dành cho người mới

Tổ tôm là trò chơi bài truyền thống đã có tuổi thọ lâu đời nhưng được rất nhiều người yêu thích bởi tính hấp dẫn cao. Nếu bạn quan tâm đến trò này thì tham khảo ngay cách đánh Tổ tôm cơ bản dành cho người mới đã được K8Vip hướng dẫn chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về bài Tổ tôm

Bộ bài Tổ tôm có tổng cộng 120 lá, chia thành 4 loại quân, bao gồm 3 hàng Vạn, Văn, Sách và 1 hàng “Yêu” (những cây chi chi, thang thang và ông cụ). Cụ thể thì bộ bài của trò chơi truyền thống này sẽ được phân biệt rõ hơn như sau:

  • 3 Hàng hoa: Vạn, Văn, Sách.
  • 9 Hàng số: Nhật, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu (từ 1 – 9). 
  • Hàng hoa và Hàng số kết hợp với nhau sẽ thành 27 loại lá bài, phân ra được 3 hàng là (Hàng văn, Hàng vạn và Hàng sách). 
  • Hàng Yêu: Lá bài hình ông già chống gậy gọi là “Ông cụ”, lá phụ nữ cho con bú sữa là “Thang thang”, lá người cầm hai quả chùy là “Chi chi”. 

Tổ tôm là trò chơi truyền thống, sử dụng bộ bài 120 lá

>> Cách đánh bài chắn

Luật xếp bài Tổ tôm chính xác

Trước khi nắm được cách đánh Tổ tôm, đầu tiên bạn cần nhớ rõ cách xếp bài chính xác. Căn bản trò chơi này sẽ sắp xếp các quân theo 2 cách chủ yếu, xếp dọc hoặc xếp ngang. Cụ thể: 

  • Phu bí: Cách xếp bài 3 lá theo kiểu tổ hợp hàng ngang, có cùng số khác pho. 
  • Phu dọc: Xếp 3 lá theo kiểu tổ hợp hàng dọc, thứ tự lá bài liên tiếp nhau. 
  • Phú lưng “Tôm”: Xếp bài kiểu Tam vạn, tam sách, thất văn. 
  • Phú lưng “Thiên khai”: Bài có 4 quân bài giống nhau.  
  • Phú lưng “Phỗng”: Bài có 3 lá giống nhau. 
  • Phú lưng “Lèo”: Xếp bài theo tổ hợp Cửu vạn, bát sách, chi chi. 
  • Nhất, nhị, tam văn.
  • Cửu vạn, cửu sách, thang thang.
  • Cửu sách, thang thang, ông lão.
  • Cửu văn, nhật vạn, nhất sách.
  • Bát văn, nhị vạn, nhị sách. 

Luật xếp bài Tổ tôm khá đơn giản, không quá phức tạp

Hướng dẫn chi tiết cách đánh Tổ tôm cơ bản nhất

Tới thời điểm hiện tại thì trò chơi này có 2 cách đánh, chia ra cách đánh 4 người và cách đánh 5 người. Mỗi một cách đánh Tổ tôm sẽ có điểm khác nhau riêng:

1. Luật chơi chung

Mục đích cuối cùng của Tổ tôm là tìm người chơi “Ù”. Điều kiện bài để “Ù” của trò này đó là: 

  • Hạ được toàn bộ những lá bài trên tay xuống bàn, phải lật ngửa lên.
  • Bài có đủ 21 quân xếp được các phu (2-3 lưng) không bị lẻ lá nào.
  • Các bài giống nhau (nhận được khi chia) đều được mở lên.
  • Chú ý bài phải có 10 đôi chắn và 6 đôi trở. 

Dưới đây là những trường hợp được công nhận là “Ù” khi đánh Tổ tôm mà bạn cần phải biết: 

  • Ù thông: Người chơi “Ù” liên tiếp 2 ván.
  • Thập điềm: Toàn bộ các lá bài “Ù” trên tay toàn là quân đỏ.
  • Bạch định: Toàn bộ các lá bài “Ù” trên tay toàn là quân trắng.
  • Kính cụ: Bài Ù có các lá “Ông cụ” màu đỏ, còn những lá bài còn lại là màu trắng.
  • Kính tứ cổ: Bài Ù có tổng cộng 4 “Ông cụ” màu đỏ, còn những lá bài còn lại là màu trắng.
  • Chi nẩy: Người chơi “Ù” sau khi bốc một quân ở tụ “Nọc” lên. 

Luật chơi chung khi đánh Tổ tôm

2. Cách đánh Tổ tôm 4 người

Nhà cái chia bài thành 5 phần, mỗi người chơi 1 phần, còn 1 phần thừa ra sẽ trở thành “Nọc” – người chơi được quyền rút ở từng vòng. Đích đến cuối cùng của Tổ tôm 4 người đó là “Ù” – sở hữu cho mình 2 lưng. 

3. Cách đánh Tổ tôm 5 người

Nhà cái chia bài thành 6 phần, mỗi người chơi 1 phần (có 20 quân bài), còn 1 phần thừa ra sẽ trở thành “Nọc” – người chơi được quyền rút ở từng vòng. Đích đến cuối cùng của Tổ tôm 5 người là “Ù” 3 lưng. Nếu phần “Nọc” hết bài mà chưa người chơi nào “Ù”, nhiều ván chơi sẽ được gộp lại thành một để xác định người chiến thắng thông qua số ván “Ù”. 

4. Cách xếp và cấp bài của Tổ tôm 

Mỗi người chơi sẽ có cách đánh Tổ tôm khác nhau, tuy nhiên cách xếp bài thường tương đồng. Mọi người sẽ xếp theo hình quạt nan, 2 lá bài giống nhau sẽ được xếp nhô lên cao, còn quân yêu sẽ xếp thụt xuống. Những quân phu sẽ xếp gần nhau để người chơi dễ quan sát, tạo chiến thuật tốt nhất khi chơi: 

  • Khàn: Úp bài xuống bàn chơi, người chơi được hô “Dậy Khàn” khi có lá bài thứ 4 “trùng khàn” của mình. Người chơi sau khi hô phải lật ngửa 3 lá đã úp để mọi người cùng biết. 
  • Khàn bất thực: Bài đã có “phu lưng” (phu dọc và phu bí) người chơi nên xin Khàn bất thực, mọi người sẽ dùng chén để ghi nhớ khàn này. 
  • Phỗng: Lá bài được người khác đánh ra giống với 2 lá bài trên tay của bạn, bạn được hô “Phỗng” và ăn lá đó. Trường hợp trùng “Khàn bất thực” thì bạn phải hô “Phỗng tái kiến, trả chén làng” rồi hạ lá bài của mình xuống, 
  • Thiên khai bất thực: Người chơi đã có thiên khai nhưng muốn xoay bài của mình thành phu dọc thì cần đánh đi 1-2 lá để ghép “Thiên khai bất thực”. Người chơi nếu đánh được lá nào đi thì hô rõ ràng tên quân và trả chén để cho làng cùng biết khi “Ù”. Nếu không đi lá nào được thì phải ăn cả.
  • Ù: Thỏa mãn các điều kiện “Ù” của Tổ tôm, người chơi cần hạ toàn bộ lá bài lật ngửa để mọi người cùng xem. 

Cách xếp và cấp bài của Tổ tôm người chơi cần nắm rõ

>> Cách chơi Roulette

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách đánh Tổ tôm cơ bản dành cho người mới mà chúng tôi muốn bật mí tới bạn đọc, Hy vọng bạn sẽ nắm rõ, áp dụng thành công để bản thân có thể chơi thuần thục trò này!

Viết bình luận